Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Kinh nghiệm sắp xếp nhân sự trên chuyền may

Sắp xếp nhân sự trên chuyền sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng quyết định không nhỏ đến năng suất công việc của cả chuyền. Có rất nhiều cách để sắp xếp nhân sự trên chuyền sản xuất. Cụ thể:

+ Sắp xếp chuyền theo kiểu đồng đều:cách sắp xếp này được hiểu nôm na như kiểu làm việc theo nhóm. Tức là ghép những nhóm công nhân có tay nghề tương đương nhau vào một tổ, nhóm theo kiểu dây chuyền cụm. Ví dụ: nhóm (cụm) chuyên vắt sổ, nhóm chuyên dán túi, nhóm chuyên bổ cơi,…Hoặc cũng có thể chia theo kiểu dây chuyền dọc (dây chuyền tayler) như: nhóm từ công đoạn sang dấu, kẻ vẽ…

+ Sắp xếp chuyền theo kiểu đan xen, hỗ trợ: cách sắp xếp này được hiểu là trong một nhóm sẽ có người giỏi hơn và người chưa giỏi; khi đó, những người tay nghề cao sẽ kèm cho những người tay nghề thấp. Mỗi công nhân cũng sẽ đảm nhận một công việc phù hợp với tay nghề trong nhóm của mình. Cụ thể: công nhân bậc 1 (mới làm, thử việc…) sẽ làm các công việc đơn giản là những công đoạn ghim đáp, ghim cơi,…; công nhân bậc 2 thì bổ cơi, mí cơi, hoàn thiện túi và thêm công đoạn của những công nhân bậc 1 đi kèm,…Để hoạt động tốt và hiệu quả, kiểu sắp xếp này đòi hỏi sự đoàn kết, cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau, tránh đùn đẩy, ích kỷ làm ảnh hưởng đến công việc chung.

+ Sắp xếp theo thời gian, đơn giá: ghép các công đoạn gần kề nhau nhưng phải tính cho tổng thời gian đều nhau. Mục đích là phải làm cho lương công nhân tương đối đồng đều, không chênh lệch nhiều giữa người may tốt/ kém. Bởi lương quá thấp dễ khiến công nhân chán nản, bỏ việc hoặc có những hành vi “hại” nhau ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung.

-----------------------------
Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
📌 Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét