Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

Giải pháp nào cho việc kiểm đếm sản lượng trong ngành may mặc

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng xu thế hội nhập toàn cầu, để tiếp tục duy trì vị thế xuất khẩu thứ 3 thế giới và có thể tăng trưởng mạnh hơn nữa, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đối mặt với áp lực về đảm bảo năng suất, tiến độ và chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp may mặc trên thế giới đã áp dụng công nghệ để giúp kiểm soát tốt hơn và nâng cao năng suất lao động. Đó cũng là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đi theo.

Trong sản xuất, việc kiểm đếm sản lượng và kiểm soát tiến độ là khâu cực kỳ quan trọng. Đặc thù sản phẩm ngành may là không định hình dạng khối nên việc áp dụng kiểm đếm tự động là tương đối khó. Với những sảng phẩm hình khối (như lốp, bình nước nóng,…) thì chỉ cần sản phẩm đi qua là có thể sử dụng những cảm biết phù hợp để đếm tự động. Với sản phẩm may mặc, tại các điểm kiểm soát vẫn cần có công nhân thực hiện việc đếm thủ công với sự hỗ trợ của các bộ đếm.

Giải pháp của chúng tôi đề xuất là việc kết nối các bộ đếm tại các dây chuyền, đồng bộ thông tin trong toàn nhà máy, nhà xưởng để theo dõi và kiểm soát liên tục theo thời gian thực, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra chất lượng. Giải pháp này cũng tiết kiệm nhân công khi việc kiểm đếm và kiểm soát chất lượng được tập trung tại 1 đầu mối là QC.


Giải pháp này làm việc như thế nào?

    Tại các điểm QC có bộ nút bấm để đếm sản phẩm (có phân biệt sản phẩm đạt và sản phẩm lỗi). Các bộ đếm được kết nối đồng bộ thành 1 hệ thống.
  • Mỗi sản phẩm đi qua, QC kiểm tra, bấm vào nút đếm Đạt hoặc Lỗi. Thông tin được ghi nhận và truyền về hệ thống phần mềm trung tâm.
  • Phần mềm ghi nhận sản lượng, thực hiện tính toán, gửi thông tin về các thiết bị hiển thị để hiển thị thông tin sản lượng tức thì. Tại các dây chuyền hoặc tại sảnh, khu vực quản lý sẽ có các màn hình giúp hiển thị thông tin về tiến độ hiện thời, tỷ lệ đáp ứng theo kế hoạch.
  • Phần mềm trung tâm có thể thiết lập chỉ tiêu hàng ngày hoặc từng ca sản xuất. Dữ liệu chỉ tiêu kế hoạch sẽ giúp việc đối chiếu về sản lượng thực tế nhanh chóng, trực quan.
  • Với việc QC bấm đếm sản phẩm Đạt hoặc lỗi, hệ thống sẽ tính toán các tỷ lệ sản phẩm lỗi, và có thể hiển thị dạng đèn báo (đèn tháp nhiều màu) để thông báo tình trạng chất lượng hiện tại. Đèn màu xanh tức chất lượng Đạt theo tỷ lệ đã xác định, đèn màu vàng tức là đã vượt ngưỡng nhưng trong phạm vi kiểm soát, đèn màu Đỏ là tỷ lệ lỗi quá cao, chất lượng không đạt, cần điều chỉnh ngay tức thời.
  • Giải pháp giúp Quản lý, quản đốc giám sát chặt chẽ từ chỉ tiêu, sản lượng và chất lượng thực tế theo thời gian thực, khả năng hoàn thành đơn hàng một cách liên tục và trực quan. Kho dữ liệu được thu thập sẽ giúp quản lý giám sát, theo dõi và phân tích để có những quyết sách tốt nhất cho hoạt động sản xuất trong tương lai.

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí:
-----------------------------
Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369


Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Yếu tố quản lý ảnh hưởng đến năng suất chuyền may

1. Lập kế hoạch và điều độ sản xuất

Lập kế hoạch và điều độ sản xuất chuyền may là xác định khối lượng sản phẩm, trang thiết bị, cữ gá lắp, công nhân, thời gian cần thiết cho sản xuất trong từng thời điểm.
Kế hoạch chuyền may là một loại kế hoạch tác nghiệp chỉ một lần sử dụng trong từng đợt sản xuất, trong từng mã hàng.
Đưa ra phương án tối ưu hóa chuyền may trong quá trình sản xuất đơn hàng thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
- Với mã hàng này chuyền may cần những loại máy móc thiết bị nào? Các loại cữ gá lắp nào…
- Khâu sản xuất nào quan trọng nhất? Ai phù hợp với công đoạn nào nhất?
- Đơn hàng được sản xuất trong bao lâu?
- Công suất tối đa của chuyền 1 ngày sản xuất có thể đạt được là bao nhiêu?
Đây là một vấn đề không hề có công thức tính toán hay 1 phương pháp cố định nào mà:
- Dựa vào tài liệu kỹ thuật, bảng phân chuyền của mã hàng, thời gian giao hàng.
- Người chuyền trưởng cần phải có kinh nghiệm sản xuất và chuyên môn hóa cao, nắm rất rõ tình hình hoạt động tại chuyền may của mình.

2. Rải chuyền

Rải chuyền là việc sắp xếp bố trí công nhân vào các công đoạn may phù hợp với
quy trình công nghệ làm sao đường đi BTP là ngắn nhất. Tạo ra một dây chuyền sản xuất cho năng suất cao nhất, hiệu quả nhất, khai thác được hết năng lực của công nhân.
- Người tổ trưởng phải căn cứ vào:
Đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu của mã hàng, bảng màu nguyên phụ liệu, bảng định
mức thời gian, bảng thiết kế chuyền.
Tiến hàn họp tổ để phổ biến phương án giải chuyền, nghe các ý kiến góp ý để điều chỉnh cho phù hợp.
Sắp xếp vị trí trên chuyền sao cho đường đi của BTP là ngắn nhất, chi phí vận chuyển thấp nhất, tiết kiệm được thời gian để nâng cao năng suất chuyền may.
Nghe phổ biến kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật đối với công đoạn khó và chỉ dẫn kỹ thuật cho công nhân mới.
Phân phối công đoạn cho công nhân phải phù hợp với sở trường, trình độ, tính cách của từng công nhân mới mang lại hiệu quả cao. Sau khi phân bổ công việc xong người chuyền trưởng phải nhanh chóng triển khai dây chuyền để có sản phẩm đầu tiên. Thông qua sản phẩm này ta có thể đánh giá rút kinh nghiệm đưa ra các điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm ra chuyền.


3. Đặt mức khoán sản lượng trên chuyền may

Khoán sản lượng là biện pháp theo dõi năng suất từng công nhân nhằm thúc đẩy
năng suất theo từng giờ, từng ngày đồng thời kiểm tra động viên khen chê kịp thời. Đây là hình thức đã được áp dụng thành công tại nhiều công ty.
Thúc đẩy tâm lý công nhân cố gắng hoàn thành mức sản lượng được giao để được nghỉ sớm và lương cao hơn nhằm nâng cao năng suất của chuyền may.
Giao cho công nhân sản xuất một số lượng sản phẩm nhất định trong thời gian nhất định. Một số công ty áp dụng cách tính lương kiểu mới theo mức khoán sản lượng cũng khiến cho công nhân thêm cố gắng. Nghĩa là công nhân làm càng nhiều sản phẩm vượt mức khoán thì giá trị lương càng tăng.

4. Tổ chức lao động

Tổ chức lao động là việc bố trí sắp xếp và quản lý công nhân trong một đơn vị nhằm nâng cao năng suất chuyền may, tạo không khí thi đua lao động.
Trong sản xuất đôi khi các biện pháp tổ chức, sắp xếp, quản lý lao động lại mang lại hiệu quả lớn hơn và bền vững hơn những việc đầu tư tiền bạc vào các nỗ lực cải thiện công nghệ hay cơ sở vật chất.
- Chuyền may không nên quá ít cũng không nên quá nhiều
- Có già có trẻ sẽ tạo điều kiện phát triển tay nghề
- Sắp xếp xen kẽ những người hoạt bát sôi nổi với những người trầm tính
- Phân công công việc theo sở trường của mỗi người theo đơn hàng.
- Tổ chức thi tay nghề cho công nhân giúp làm động lực cho họ rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo…





5. Nắm bắt tâm lý của công nhân

“ Con người là tài sản quý giá nhất của mọi tổ chức”
- Trách nhiệm của người quản lý là giúp người lao động của mình làm việc với hiệu quả cao nhất.
- Tâm lý người lao động ảnh hưởng 50% năng suất trong quá trình sản xuất. Khi tâm lý vui vẻ thoải mái người lao động làm việc nhiệt tình hơn, độ chính xác và năng suất cao hơn và ngược lại.
- Tâm lý công nhân rất hay bị ảnh hưởng do áp lực công việc trong ngành may quá lớn, do lương, do môi trường làm việc không thoải mái, do thái độ xử sự không khéo léo của cấp trên…
Một số biện pháp:
Mở nhạc lên chọn đúng vào thời điểm đầu ca hoặc gần cuối ca làm việc khi công nhân mệt mỏi cần thư giãn và chọn lại nhạc cho phù hợp
Nhà quản lý cần hiểu rõ những sở thích, những hoạt động văn hóa xã hội khác của công nhân.
Nắm rõ tay nghề cũng như tâm lý của từng công nhân trong tổ để có thể đưa ra các cách ứng xử và các cách điều phối nhân sự hợp lý, xây dựng tính đoàn kết trong tổ.

-----------------------------
Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
📌 Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

PHẦN MỀM QUẢN LÝ MAY MẶC

 Trong các nhà máy sản xuất may mặc, các đơn hàng sản phẩm ngày càng phức tạp và trình tự xử lý kéo dài khiến cho nhu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tăng mạnh. Trong các nhà máy lớn (kéo sợi, dệt, may mặc…) cơ sở hạ tầng CNTT là yếu tố không thể thiếu. Phần mềm quản lý may mặc của công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam ( VNA ) giúp doanh nghiệp quản lý những chức năng chính như lập kế hoạch sản phẩm, nhập hàng về, lưu trữ hàng tồn kho, tương tác với nhà cung cấp, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và theo dõi đơn đặt hàng.


CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM MAY MẶC: 

Upload file định mực trực tiếp vào phần mềm:

- Hỗ trợ doanh nghiệp bóc tách định mức ra file excel
- Import trực tiếp file excel định mức vào phần mềm
- Tự động đưa ra các định mức cho quá trình lên lệnh sản xuất

Quản lý đơn hàng:

- Quản lý quá trình làm việc nhận đơn đặt hàng từ khách hàng.
- Tính toán năng lực sản xuất, quyết định có nhận được đơn đặt hàng không.
- Ước tính giá thành sản xuất sản phẩm.
- Xem lịch sử giao dịch của đơn hàng mua NPL trước đây.
- Xem số liệu NPL tồn kho để có quyết định mua phù hợp.
- Quản lý quá trình bán hàng.
- Quản lý lỗ/lãi theo hợp đồng, mã hàng.

Quản lý lệnh sản xuất:

- Tiếp nhận yêu cầu sản xuất từ phòng kinh doanh.
- Lập lệnh sản xuất theo yêu cầu sản xuất.
- Lập định mức tiêu hao.
- Tính tiêu hao vật tư theo từng lệnh.
- Kiểm kê sản phẩm và thống kê sản lượng hoàn thành theo từng công đoạn sản xuất.
- Kiểm soát tiến độ sản xuất.

Kiểm soát chất lượng và tiến độ sản xuất:

- Xác định rõ quy định kiểm soát chất lượng cụ thể cho từng mặt hàng.
- Kiểm tra mỗi mặt hàng, lô hàng để phân tích và in nhiều bản mẫu.
- Cập nhật và so sánh với tiêu chuẩn để chấp thuận hay loại bỏ nguyên vật liệu đó.
- In giấy chứng nhận kiểm tra.
- Theo dõi việc nhập hàng của nhà cung cấp.

Kiểm kê hàng thành phẩm:

- Quản lý tất cả dữ liệu giao dịch trên phần mềm.
- Theo dõi các đợt chuyển hàng với chi tiết ngày sản xuất và ngày đến hạn.
- In báo cáo hàng trong kho.
- In phiếu vào kho với mỗi mặt hàng.

Hệ thống báo cáo:

- Báo cáo doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định
- Báo cáo chi phí trong một khoảng thời gian nhất định
- Báo cáo hàng tồn kho
- Báo cáo thực tế sản xuất
- Các báo cáo khác mà khách hàng yêu cầu

-----------------------------
Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

Phần mềm quản lý sản xuất chuyền may

 

Phần mềm quản lý sản xuất chuyền may mang lại những tính năng ưu việt:

Cung cấp một cái nhìn rõ ràng, minh bạch tại xưởng sản xuất, cho phép khả năng quản lý sản xuất và lập kế hoạch sản xuất tốt hơn.

- Tối đa hóa năng suất, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc giảm thời gian quản lý hành chính.

- Tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa dòng chảy sản xuất và tiến trình quản lý sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Cung cấp các báo cáo dễ hiểu, rõ ràng… giúp cho việc quản lý sản xuất và lên kế hoạch sản xuất được đơn giản và chính xác hơn.

- Có thể tích hợp với hệ thống tính lương thưởng, giúp tăng cường hơn nữa tính hiệu quả của hệ thống quản lý nội bộ. 


1. Lấy dữ liệu và giám sát theo thời gian thực
2. Kiểm soát công việc tại chuyền
3. Cảnh báo lỗi xảy ra để xử lý ngay
4. Giám sát từ xa


5. Phân tích và báo cáo.

Phần mềm quản lý sản xuất chuyền may cung cấp hệ thống báo cáo đầy đủ và chi tiết.

Báo cáo sản lượng các tổ sản xuất theo ngày: đưa ra sản lượng sản xuất của các tổ theo ngày

Báo cáo sản lượng từng mã hàng: cung cấp sản lượng sản xuất theo từng ngày của 1 mã hàng nào đó

Báo cáo sản lượng cắt: Báo cáo sản lượng cắt cho biết sản lượng cắt mỗi ngày của mã hàng là bao nhiêu.

Báo cáo theo dõi kỹ năng công nhân: cho biết các kỹ năng và mức độ thành thạo các kỹ năng của công nhân từ đó sắp xếp công nhân vào các vị trí hợp lý, hạn chế việc ứ đọng hàng tại các nút sản xuất trên chuyền


Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí:

Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

Vì sao May Hưng Nhân có thể tăng năng suất 15-20% mỗi chuyền may?

Triển khai 5S và sản xuất tinh gọn (LEAN) từ tháng 6/2014, kết quả mà công cụ này đem lại đã làm cho tất cả CBCNV, người lao động của Công ty TNHH May Hưng Nhân phải ngỡ ngàng.

Sau 1 năm triển khai, tổng kết lại, những gì mà Công ty đạt được không nhỏ. Ông Nguyễn Ngọc Khanh – Giám đốc Công ty cho biết, sau triển khai LEAN, mặt bằng nhà xưởng được bố trí thông thoáng, hàng hóa gọn gàng đảm bảo tiêu chí “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy”, loại bỏ tối đa lãng phí tại các công đoạn, rút ngắn thời gian vận chuyển, thời gian tìm kiếm, loại bỏ các lỗi chủ quan trong sản xuất.

Nhờ đó, Công ty đã rút ngắn thời chuyển đổi mã hàng. Trước khi cải tiến, thời gian từ lúc bắt đầu vào chuyền, ra chuyền và nhập kho phải mất 2 ngày. Sau khi áp dụng LEAN thì chỉ 0,5 ngày là có hàng nhập kho.



Đặc biệt nhất là năng suất lao động tăng đáng kể, trung bình mỗi chuyền may tăng năng suất từ 15-20%. Cá biệt có một số chuyền may năng suất lao động tăng từ 35-40%. Chất lượng sản phẩm cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hàng lỗi đã giảm từ 30% xuống dưới 15%.

Để làm được điều này không hề đơn giản. Ngay từ khi triển khai dự án, Công ty đã phải làm tỉ mỉ từ những việc nhỏ nhất. Ban dự án LEAN, 5S do Phó giám đốc phụ trách sản xuất làm trưởng ban được thành lập đồng thời với các tiểu ban LEAN tại từng phân xưởng sản xuất. Hợp đồng tư vấn, đào tạo được ký với Viện Năng suất Việt Nam để tập huấn cho cán bộ chủ chốt, ban dự án, các tiểu ban hiểu thế nào là sản xuất tinh gọn. Những kiến thức cơ bản về LEAN được khai phá một cách triệt để và cụ thể như: Phương pháp phân tích chuỗi giá trị; Phương pháp quản lý trực quan; Phương pháp nhận diện và giảm thiểu lãng phí; Phương pháp bố trí sắp xếp lại mặt bằng sản xuất, hướng dẫn chuẩn hóa thao tác cho người lao động và phương pháp đo đếm xác định năng lực và cân bằng chuyền; Phương pháp chuyển đổi mã hàng nhanh và phòng chống sai lỗi; Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu, kỹ năng tự sáng tạo và làm việc theo nhóm.


Ngày đầu triển khai, Công ty chọn một chuyền may để làm thí điểm, rồi sau đó mới nhân rộng ra các chuyền tiếp theo. Tuy nhiên, tay nghề công nhân không đồng đều đã dẫn đến việc cân bằng chuyền gặp khá nhiều khó khăn khi bắt đầu triển khai thực hiện LEAN. Do đó, Công ty một mặt thường xuyên thuê chuyên gia tư vấn về hỗ trợ tập huấn, đào tạo cho CBCNV, một mặt chủ động đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất để hỗ trợ nâng cao năng suất lao động.

Cụ thể, Công ty đầu tư hệ thống bảng hiển thị thông tin sản xuất để tiện theo dõi tiến độ sản xuất, tỷ lệ hàng lỗi, sự cố thiết bị…cung cấp thông tin giúp cho cán bộ quản lý trong công tác điều hành để có giải pháp kịp thời hỗ trợ chuyền may. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư thêm nhiều loại thiết bị tự động như máy lập trình, máy thùa đính điện tử, máy giác sơ đồ, cắt mẫu tự động, trải vải, cắt tự động… nhằm giảm lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động, đồng thời chất lượng sản phẩm ổn định, rút ngắn thời gian giao hàng.

Không chỉ người lao động phải liên tục cải tiến sản xuất mà lãnh đạo Công ty cũng rất quyết liệt duy trì hệ thống quản lý tinh gọn và bám sát việc cải tiến liên tục trong quá trình sản xuất. Thường xuyên có những buổi họp trao đổi giữa cán bộ phụ trách công nghệ, quản đốc và công nhân, để giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong sản xuất, thay đổi phù hợp yêu cầu phát sinh.

Sau khi làm thí điểm và đưa các công cụ vào áp dụng triệt tiêu lãng phí, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, giảm giờ làm, tăng thu nhập thì tất cả CBCNV đều duy trì và tuân thủ.

Bên cạnh đó, Công ty đặc biệt khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến của người lao động. Công tác sáng kiến cải tiến được duy trì thường xuyên và áp dụng sâu vào sản xuất mang lại hiệu quả cao thông qua các phong trào thi đua sản xuất, tháng thanh niên. Công ty xây dựng cơ chế thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phương pháp quản lý, công nghệ, cữ gá, thao tác chuẩn nhằm khuyến khích tất cả CBCNV cùng tham gia. Do đó, ngoài các loại cữ gá đang làm thì mỗi năm trung bình Công ty có từ 35-50 sáng kiến mới, giá trị làm lợi hàng trăm triệu đồng.

Từ quá trình triển khai LEAN tại Công ty, Giám đốc Nguyễn Ngọc Khanh chia sẻ, điều quan trọng nhất là người lãnh đạo phải quyết tâm, quyết liệt khi triển khai, xây dựng cơ chế giám sát thường xuyên liên tục. Đồng thời, cần đầu tư thích đáng, dài hạn cho LEAN. Cần có hệ thống giám sát quản lý chuyền may...


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Kinh nghiệm sắp xếp nhân sự trên chuyền may

Sắp xếp nhân sự trên chuyền sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng quyết định không nhỏ đến năng suất công việc của cả chuyền. Có rất nhiều cách để sắp xếp nhân sự trên chuyền sản xuất. Cụ thể:

+ Sắp xếp chuyền theo kiểu đồng đều:cách sắp xếp này được hiểu nôm na như kiểu làm việc theo nhóm. Tức là ghép những nhóm công nhân có tay nghề tương đương nhau vào một tổ, nhóm theo kiểu dây chuyền cụm. Ví dụ: nhóm (cụm) chuyên vắt sổ, nhóm chuyên dán túi, nhóm chuyên bổ cơi,…Hoặc cũng có thể chia theo kiểu dây chuyền dọc (dây chuyền tayler) như: nhóm từ công đoạn sang dấu, kẻ vẽ…

+ Sắp xếp chuyền theo kiểu đan xen, hỗ trợ: cách sắp xếp này được hiểu là trong một nhóm sẽ có người giỏi hơn và người chưa giỏi; khi đó, những người tay nghề cao sẽ kèm cho những người tay nghề thấp. Mỗi công nhân cũng sẽ đảm nhận một công việc phù hợp với tay nghề trong nhóm của mình. Cụ thể: công nhân bậc 1 (mới làm, thử việc…) sẽ làm các công việc đơn giản là những công đoạn ghim đáp, ghim cơi,…; công nhân bậc 2 thì bổ cơi, mí cơi, hoàn thiện túi và thêm công đoạn của những công nhân bậc 1 đi kèm,…Để hoạt động tốt và hiệu quả, kiểu sắp xếp này đòi hỏi sự đoàn kết, cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau, tránh đùn đẩy, ích kỷ làm ảnh hưởng đến công việc chung.

+ Sắp xếp theo thời gian, đơn giá: ghép các công đoạn gần kề nhau nhưng phải tính cho tổng thời gian đều nhau. Mục đích là phải làm cho lương công nhân tương đối đồng đều, không chênh lệch nhiều giữa người may tốt/ kém. Bởi lương quá thấp dễ khiến công nhân chán nản, bỏ việc hoặc có những hành vi “hại” nhau ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung.

-----------------------------
Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
📌 Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Làm thế nào để tăng năng suất chuyền may

Với nhu cầu tăng năng suất để tìm kiếm và cải thiện lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong ngành May mặc đã áp dụng rất nhiều phương pháp quản lý khác nhau nhằm nâng cao năng suất và chất lượng.

Quản lý tinh gọn (Lean) là một trong những phương pháp rất hiệu quả. Việc áp dụng lean kết hợp với các phương pháp quản lý khác đã và đang thực sự mang lại kết quả rất đáng ghi nhận cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nguyên nhân của việc có ít doanh nghiệp Việt Nam thành công khi áp dụng là do đa phần các công ty đều sử dụng nhưng không biết cách kết hợp thành một hệ thống. Các doanh nghiệp thường tập trung quá nhiều vào những thay đổi vật chất, sao chép một vài công cụ và những phương pháp của hệ thống mà không hiểu rằng, để áp dụng thành công phải có sự đầu tư nghiêm túc và xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp.

Một số công ty lớn áp dụng và đã thành công:

- Công ty may Hưng Nhân triển khai 5S và sản xuất tinh gọn (LEAN) từ tháng 6/2014, kết quả mà công cụ này đem lại đã làm cho tất cả CBCNV, người lao động của Công ty TNHH May Hưng Nhân phải ngỡ ngàng. Năng suất lao động tăng đáng kể, trung bình mỗi chuyền may tăng năng suất từ 15-20%. Cá biệt có một số chuyền may năng suất lao động tăng từ 35-40%. Chất lượng sản phẩm cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hàng lỗi đã giảm từ 30% xuống dưới 15%.

- Tổng công ty may 10 sau khi áp dụng Lean, năng suất lao động tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, giảm thời gian làm việc 1h/ngày, tăng thu nhập trên 10%, giảm chi phí sản xuất từ 5- 10%/năm.
Tổng công ty may Hưng Yên khi áp dụng Lean cho 1 chuyền chỉ trong 3 tuần kết quả năng suất đã tăng 21%, cho thấy Lean là mô hình các doanh nghiệp may cần triển khai. -Tổng công ty may Việt Tiến đã khẳng định Lean giúp công ty năm 2013 tăng trưởng 14% so năm 2012. Tinh thần làm việc của công nhân tốt hơn, do họ có thời gian nhiều hơn để chăm sóc cho bản thân và gia đình, vào các buổi chiều công nhân còn chơi bóng chuyền, cầu lông ngay trong khuôn viên công ty, điều mà giờ đây nhiều doanh nghiệp may còn là mơ ước vì vào giờ đó vẫn còn phải tăng ca làm việc.

- Tổng Công ty May Nhà Bè – CTCP (NBC), ngay trong năm 2013, đã triển khai đồng loạt Lean cho chủng loại sản phẩm Veston Nam, bước sang năm 2014, đơn vị này tiếp tục triển khai và hoàn thành cho tổ cắt, tạo sự đồng bộ trong sản xuất. Thời gian tới, NBC còn cải tiến rộng thêm những chủng loại sản phẩm khác như áo sơ mi, quần Jean, hàng knit,… Chính nhờ áp dụng Lean, năng suất toàn hệ thống của NBC tăng hơn 20% và điều quan trọng hơn là tạo sự cộng hưởng thi đua trong sản xuất của các đơn vị. Năng suất, chất lượng của từng chuyền đã được ổn định và kiểm soát qua từng giờ sản xuất. Thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể. Đặc biệt từ khi áp dụng Lean, NBC đã giảm giờ làm cho công nhân 1h/ngày, được nghỉ chiều thứ 7 và tuyệt đối không phải làm ca, kíp..

Tại sao các công ty trên áp dụng thành công còn doanh nghiệp may của bạn lại chưa hiệu quả:

Lý do tạo ra sự khác biệt này là họ đã áp dụng đồng bộ thay đổi cả vật chất,con người và đặc biệt nhất là cách quản lý của họ đã thay đổi. Họ đã áp dụng công nghệ vào để quản lý chuyền may.

 5 Lợi ích mà hệ thống quản lý chuyền may mang lại:

- Giúp cập nhật liên tục năng suất sản lượng tại chuyền may.
- Báo hết hàng giúp bạn biết chậm tại khâu nào.
- Báo lỗi máy yêu cầu kỹ thuật giảm thời gian chết.
- Tăng tinh thần trách nhiệm làm việc của công nhân.
- Báo lỗi vị trí giúp bạn kiểm soát vị trí hay bị lỗi.

Doanh nghiệp của bạn đã lắp đặt hệ thống quản lý sản xuất chuyền may chưa hay liên hệ ngay cho chúng tôi để được khảo sát và tư vấn miễn phí.